Top 8 chấn thương thường gặp khi chạy bộ và cách xử lý
Theo một nghiên cứu, có đến 80% người chạy bộ gặp chấn thương mỗi năm trong cả quá trình luyện tập và thi đấu. Phần lớn các chấn thương xảy đến đều do luyện tặng với cường độ quá cao, hoặc chạy chưa đúng kỹ thuận, phương pháp.
Bài viết tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện, hạn chế và có một số biện pháp xử lý.
1. Chấn thương đầu gối
Đây là chấn thương mà các runner thường gặp phải, hay còn được gọi là hội chứng đau xương bánh chè.
Cách xử lý:
- Giảm quãng đường chạy
- Chạy trên một bề mặt nhẵn, mềm hơn
- Nếu gặp tình trạng nặng hơn, nên đi gặp bác sĩ để băng và nẹp hiệu quả hơn
- Trang bị một đôi giày nhẹ, dễ chịu như đôi Wika Cross-X có thiết kế vừa vặn, êm ái và linh hoạt. Wika Cross-X cũng dễ dàng hơn cho các bài tập nhẹ và cho người mới bắt đầu.
2. Viêm cân gan chân
Nguyên nhân của chấn thương này là do người chạy vận động mạnh quá mức hoặc mang sai loại giày. Người bị căng cơ cũng rất dễ gặp chấn thương này
Cách xử lý:
- Lăn chân qua lại với 1 trái bóng nhỏ
- Mang giày có lớp đệm hỗ trợ
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Nếu cơn đau vẫn kéo dài, tốt hơn hết là nên đi gặp bác sĩ để được tiêm thuốc giảm đau và chống viêm
3. Đau xương cẳng chân
Nguyên nhân của chấn thương này là do người chạy đang vận động với cường độ lớn và có những thay đổi đột ngột thói quen khi cơ thể vẫn chưa thích ứng được. Ngoài ra người có bàn chân phẳng cũng dễ gặp chấn thương này hơn.
Cách xử lý:
- Nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng
- Khi quay trở lại sẽ có các bài tập từ từ phục hồi
4. Viêm gân bánh chè
Nguyên nhân của chấn thương là do các khớp gối hoạt động quá mức, thường xuyên chạy trên bề mặt cứng. Triệu chứng thường gặp là đau quanh gân xương bánh chè khi chạy hoặc uốn duỗi cẳng chân
Cách xử lý:
- Hãy nghỉ ngơi, chườm đá
- Thực hiện các bài tập giãn cơ
5. Bong gân mắt cá chân
Trong quá trình chạy, các runner có thể gặp phải những đoạn đường có ổ gà, chướng ngại vật hoặc vấp ngã, điều này khiến cho dây chằng ở mắt cá chân bị kéo dãn ra quá mức. Đây là tình trạng bong gân mắt cá chân
Cách xử lý:
- Bạn hãy nghỉ ngơi, chườm đá
- Bó phần mắt cá lại và nâng bàn chân lên
6. Căng cơ
Khi cơ bắp bị kéo căng quá mức, các sợi gân bị rách và dẫn đến tình trạng căng cơ. Hoặc khi chạy không khởi động hay chạy quá sức, thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Cách xử lý:
- Sử dụng hiệu quả biện pháp RICE: Nghỉ ngơi - Chườm đá - Bó phần bị thương - Nâng cao phần bị thương
7. Phồng rộp
Khi chạy, chân cọ sát vào giày, đặc biệt khi vận động nhiều. Đây là chấn thương khó chịu nhất với người chạy bộ
Cách xử lý:
- Mang một đôi giày vừa vặn với chân, hoặc một đôi tất phù hợp
- Thoa thêm một lớp dầu vào những phần thường bị cọ sát, dễ phồng rộp
- Nếu tình trạng còn xuất hiện, bạn có thể che lại bằng băng hoặc một loại keo chuyên dụng
8. Xóc hông
Theo một số khảo sát, có đến 70% người chạy bộ sẽ đều gặp tình trạng này. Nguyên nhân của chấn thương này do cơ hoành phải co thắt, làm việc quá sức hay do bạn chạy sai tư thế. Một lý do khác là bạn uống quá nhiều nước, gây nặng dạ dày.
Cách xử lý:
- Nên ăn trước khi chạy ít nhất 2h
- Trong khi chạy nên uống nước từng ngụm nhỏ
- Nếu đang chạy mà gặp tình trạng này, hãy chạy cúi người về phía trước, siết chặt phần lõi, và thở mím môi giúp làm dịu cơn đau.
8 loại chấn thương Wika chia sẻ dưới đây tuy khá phổ biến nhưng vẫn có thể phòng tránh được. Hy vong những chia sẻ từ Wika sẽ giúp bạn có những cách xử lý kịp thời để việc luyện tập sẽ không còn bị cản trở.
Hãy lưu lại những thông tin cần thiết cho môn chạy bộ này nhé!