Banner giới thiệu Banner giới thiệu

Những chấn thương hay gặp khi đá bóng và cách khắc phục

Là một người đam mê trái bóng tròn, việc bị chấn thương là điều hết sức bình thường và thường xuyên. Theo Wika tìm hiểu, bóng đá là môn thể thao có tỷ lệ chấn thương tương đối cao. Từ những vụ va chạm trên sân hay những cú nhảy đơn giản cũng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể. Sau đây Wika đã tổng hợp lại và chia sẻ đến bạn những chấn thương thường gặp trong bóng đá một số cách xử lý hiệu quả

1. LẬT CỔ CHÂN

Chấn thương này đa phần sẽ gây khó khăn đối với những "cầu thủ văn phòng". Dân bóng đá văn phòng, còn ít kinh nghiệm có thể không biết cách xử trí khi gặp chấn thương này. Khâu xử lý ban đầu không đúng cách sẽ dẫn đến đau và lỏng cổ chân mãn tính, rất khó điều trị.
 
Chấn thương trong đá bóng

Lưu ý những tips Wika chia sẻ dưới đây:
Ngay khi bị lật cổ chân, hãy dừng lại và chườm đá luôn, điều này để giảm sưng tấy và tránh bị giãn dây chằng. Sau đó dùng vải mềm quấn để cố định cổ chân, hạn chế đi lại trong 2 ngày đầu. Tiếp tục tích cực chườm đá bằng cách cho đá vào xô nước, ngâm chân bị đau vào khoảng 20 phút/lần, ngày ngâm 3 lần.
Bên cạnh đó cũng có một số lưu ý những việc không nên làm khi lật cổ chân:
- Không nên xoa dầu nóng, rượu.
- Không nên bó thuốc bắc bởi có thể bị nhiễm trùng da.
- Kéo nắn không đúng cách sẽ làm rách cơ thêm bên trong.

2. CHẤN THƯƠNG CƠ

Chấn thương khi đá bóng

Trong quá trình tham gia giải đâu, không thể tránh khỏi những chấn thương và va chạm xảy ra. Theo những tìm hiểu của Wika, bong gân và chấn thương cơ là loại chấn thương trong bóng đá phổ biến nhất. Chấn thương cơ thường gặp như rách cơ, căng cơ… do hoạt động mạnh và nhiều giờ trong trận đấu.
Tình trạng này thường được xử lý bằng phương pháp R.I.C.E, có nghĩa là:
R (Rest – nghỉ ngơi): Bạn cần giới hạn hoạt động trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên, có thể sử dụng nẹp hoặc nạng để hỗ trợ vận động.
I (Ice – chườm đá lạnh): Bạn hãy dùng túi nước đá chườm sau mỗi 20 phút trong 48 – 72 giờ để hạn chế sưng đau.
C (Compression – dùng băng ép): Bạn có thể dùng băng thun quấn ép nhẹ quanh vùng khớp chấn thương.
E (Elevate – Nằm kê cao): Trường hợp chấn thương vùng cánh tay hoặc chân, bạn hãy nằm kê gối cao dưới các bộ phận này để giảm sưng bầm.

3. VIÊM GÂN ACHILLES

Theo như Wika tìm hiểu được, Viêm gân Achilles (Achilles tendonitis) là một tình trạng đau gân ở phía sau mắt cá chân, là một trong những chấn thương xuất hiện nhiều khi chơi bóng đá. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm gân Achilles có thể dẫn đến tăng nguy cơ đứt gân Achilles.
 
Chấn thương khi đá bóng

Việc điều trị viêm gân Achilles cần có sự phối hợp của 3 yếu tố:
- Giảm phản ứng viêm ở gân
- Hạn chế vận động vùng gân bị ảnh hưởng
- Phục hồi chức năng của gân, khớp và cơ bằng cách lấy lại khả năng vận động của gân và khả năng chịu tải trọng lượng cơ thể.
- Để nhanh chóng phục hồi viêm gân Achilles, bạn có thể dùng nước đá trong những ngày đầu để giảm sưng và đau, sử dụng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen để giảm đau.
- Đồng thời, có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu và xoa bóp khu vực bị ảnh hưởng.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về những chấn thương khi đá bóng thường gặp nhất. Để phòng tránh chấn thương trong bóng đá, cần khởi động kỹ trước khi thực hiện, bao gồm các động tác giãn cơ để cho cơ thể nóng lên và thích nghi nhanh với bước chạy tốc độ. Chấn thương hoàn toàn có thể xảy ra khi bạn đam mê môn thể thao này. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu được các chấn thương nghiêm trọng bằng việc hiểu và biết một số phương pháp sơ cứu kịp thời.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
---------------------
Wika Sport Viet Nam
☎ Hotline: 0868.666.535 - 0986.200.022
Săn voucher và quà tặng hấp dẫn từ Wika tại: